Trong nền kinh tế thị trường, làm thế nào để doanh nghiệp phát triển, vững mạnh là điều các nhà đầu tư vô cùng quan tâm. Đây chính là tiền đề cho một loại quỹ mới ra đời. Đó chính là Private equity – Vốn cổ phần tư nhân. Vậy thực chất Private equity là gì? Loại quỹ này có ưu, nhược điểm gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Xem thêm :
- Commercial Invoice là gì? Nội dung trong hóa đơn thương mại
- Hoàn thuế là gì? Tìm hiểu thủ tục cần thiết để hoàn thuế
Table of Contents
Private equity là gì?
Private equity là gì? Thuật ngữ này được hiểu là vốn cổ phần tư nhân. Đây chính là các loại tiền quỹ do những nhà đầu tư đóng góp. Mục đích của việc thành lập quỹ này chính là tích lũy được một tài khoản với số tiền lớn nhằm mua cổ phần.
Về mặt lý thuyết, vốn cổ phần tư nhân được đánh giá là một loại quỹ đầu tư có tính mạo hiểm. Tuy nhiên, việc đóng góp vào quỹ chỉ nhằm vào các công ty phát triển, có lợi nhuận cao và đang cần tới sự giúp đỡ.
Có rất nhiều trường hợp những tập đoàn đang đối mặt với khó khăn để có thể giữ vị trí, chỗ đứng của mình trên thị trường. Thực tế, những quỹ đầu tư mạo hiểm thường tìm kiếm công ty nhỏ, có công nghệ tiên tiến nhưng chưa được kiểm chứng. Trong khi đó, Private equity chú trọng nhiều hơn tới công ty lớn, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và hệ thống nhượng quyền.
Phân tích ưu nhược điểm của quỹ Private equity
Private equity là gì? Như đã nói ở trên Private equity chính là vốn cổ phần tư nhân. Loại quỹ này sở hữu nhiều ưu điểm, thế nhưng nó cũng tồn tại không ít hạn chế.
Ưu điểm của Private equity là gì?
Đầu tiên phải kể tới những doanh nghiệp có quỹ Private equity. Quỹ này giúp doanh nghiệp tạo niềm tin và củng cố tinh thần của những nhà đầu tư. Hình thức này cũng thúc đẩy, củng cố bộ máy làm việc, tránh tình trạng cổ đông ồ ạt rút vốn khi công ty gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, việc đầu quỹ Private equity vào những công ty đang gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ cũng chính là cách để doanh nghiệp có thêm sức mạnh, giữ được chỗ đứng trên thị trường. Quỹ này giống như một làn gió, nó đem tới những ý tưởng đầy táo bạo và nhân lực mới để góp phần hỗ trợ, “chống đỡ” doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản.
Điểm hạn chế của quỹ Private equity
Không thể phủ nhận những điểm mạnh của Private equity nhưng cũng phải xét tới điểm hạn chế của loại quỹ này. Các doanh nghiệp không thể áp dụng chiến lược cho việc đầu tư góp vốn cổ phần tư nhân. Là một doanh nhân chắc cần phải biết việc đầu tư vào PA với mục đích chính là mang lại lợi nhuận cho công ty, giúp công ty có được vị thế và chỗ đứng trên thị trường.
Thêm vào đó, có rất nhiều yếu tố đặt sau mục đích này, từ nhân sự, người sáng lập và sự thành công. Chính vì vậy, những doanh nhân đang đứng trước nguy cơ bị loại khỏi “cuộc chơi” cần phải có năng lực cũng như cổ phẩn lớn để có chỗ đứng trên thị trường.
Quy trình vận hành của quỹ Private equity
Đối với một số trường hợp, quỹ Private equity sẽ mua lại công ty khác. Người sáp nhập quản lý có thể sẽ đảm nhiệm vai trò điều hành. Hoặc cũng có thể là một người mới. Quỹ Private equity sẽ thực hiện các chiến lược mới. Trong đó có chiến lược trả tiền mặt trực tiếp cho các nhà đầu tư ngay thời điểm hiện tại hoặc mua lại những sáng lập viên, cấp thêm hoặc tái cấp vốn cho công ty đang trong thời kỳ lao đao.
Private equity có nhiều mối liên quan tới LBO – mua lại cổ phần theo kiểu vay nợ đầu cơ. Doanh nghiệp sẽ mua lại những quỹ sử dụng tài sản với mục đích có thêm tài sản thế chấp. Từ đó tăng khả năng vay thêm vốn để củng cố việc mua, sở hữu của doanh nghiệp mình.
Như vậy, bài viết của chúng tôi đã giúp độc giả giải đáp thắc mắc Private equity là gì. Quỹ đầu tư này sẽ là giải pháp hoàn hảo đối với những doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư và cần thay đổi bộ máy, người điều hành để có chỗ đứng trên thị trường