Trong quan hệ tín dụng, để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, một bên phải thế chấp tài sản của mình cho bên kia. Tên tiếng Anh của thế chấp được gọi là Mortgage. Để hiểu rõ về thuật ngữ Mortgage là gì? cũng như các đặc điểm và phân loại của hình thức này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Xem thêm :
- Expenditure là gì? Tìm hiểu Expenditure trong kế toán
- Credit note là gì? Trường hợp nào được sử dụng Credit note?
Table of Contents
Mortgage là gì?
Mortgage là gì? Như đã chia sẻ ở trên Mortgage là thuật ngữ chỉ hình thức thế chấp. Thế chấp tài sản là một bên dùng tài sản của mình để thể thực hiện nghĩa vụ dân sự và không giao tài sản này cho bên nhận thế chấp. Hình thức này được quy định rõ trong Bộ Luật Dân sự 2015. Theo đó, bên thế chấp sẽ là người giữ tài sản thế chấp. Các bên có thể thỏa thuận về việc giao tài sản thế chấp này cho người thứ ba giữa hay không.
Đặc điểm của hình thức thế chấp
Mortgage là gì? Để phân biệt được thế chấp với các hình thức khác thì ngoài khái niệm bạn cũng cần nắm rõ các đặc điểm của nó.
– Trong thế chấp không có sự chuyển giao trạng thái tài sản. Thay vào đó, bên thế chấp chỉ chuyển giao cho ngân hàng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó của bên thế chấp. Trong thời gian chuyển giao giấy tờ quyết định này, bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng tài sản đó.
– Tài sản được dùng trong thế chấp chủ yếu là nhà đất, phương tiện cơ giới, hàng hóa luân chuyển,…
- Đối với trường hợp thế chấp tất cả bất động sản cùng với những động sản và vật phụ thì vật phụ của tất cả đều thuộc tài sản thế chấp.
- Trường hợp bên thế chấp chỉ thế chấp 1 phần động sản, bất động sản, vật phụ thì tài sản thế chấp sẽ bao gồm vật phụ. Ngoại trừ 2 bên có những thỏa thuận khác.
– Là loại tài sản hình trong tương lai.
– Việc thế chấp quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Bên thế chấp là bên được quyền giữ tài sản thế chấp. Có giao cho bên thứ 3 giữ hay không còn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Phân loại thế chấp
Sau khi hiểu Mortgage là gì cũng như đặc điểm của hình thức này, việc bạn trang bị thêm cho mình kiến thức về phân loại thế chấp cũng rất cần thiết. Thế chấp được phân loại theo nội dung, số lần thế chấp, tính chất tài sản và nguồn gốc tài sản thế chấp. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo nội dung thế chấp
– Thế chấp pháp lý: Là hình thức thế chấp mà người vay thỏa thuận chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp trong trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Với loại thế chấp này, bên nhận thế chấp có quyền bán, cho thuê tài sản của người thế chấp mà không cần thực hiện những thủ tục liên quan tới việc tố tụng. Điểm hạn chế của loại thế chấp này là tốn kém chi phí.
– Thế chấp công bằng: Với hình thức này, bên nhận thế chấp chỉ giữ giấy tờ quyền sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên thế chấp. Việc xử lý tài sản sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của cả 2 bên.
Căn cứ trên số lần thế chấp
– Thế chấp lần thứ nhất: Thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụ cho món nợ thứ nhất hoặc khoản vay đầu tiên.
– Thế chấp thứ hai: Người đi vay dùng phần giá trị chênh lệch giữa khoản vay thứ 1 và giá trị tài sản đem thế chấp. Tài sản này là mang tính chất đảm bảo cho khoản nợ thứ 2, 3,….
Căn cứ vào tính chất tài sản
– Thế chấp toàn bộ: Cả phần phụ cũng là tài sản thế chấp.
– Thế chấp một phần: Người thế chấp chỉ dùng 1 phần tài sản để thế chấp.
Căn cứ nguồn gốc của tài sản thế chấp
– Thế chấp trực tiếp: Dùng tài sản hình thành từ vốn vay
– Thế chấp gián tiếp: Tài sản thế chấp khác với tài sản hình thành từ vốn vay.
Mortgage là gì? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hình thức thế chấp. Để cập nhật thêm các thông tin hữu ích khác, đừng quên theo dõi website của chúng tôi nhé.