Thuế nhà thầu là gì? Các cách tính thuế nhà thầu cần biết

thue-nha-thau-la-gi

Trong lĩnh vực kế toán, khái niệm thuế nhà thầu xuất hiện một cách thường xuyên và được sử dụng rất nhiều. Vậy thuế nhà thầu là gì? và cách tính thuế nhà thầu như thế nào. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm :

Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu hay còn được gọi là FCT. Loại thuế được áp dụng đối với các cá nhân nước ngoài và các tổ chức có phát sinh thu nhập từ việc cung cấp những dịch vụ hoặc những dịch vụ có gắn với hàng hóa tại Việt Nam. Thuế nhà thầu được chia làm 3 loại thuế

  • Thuế giá trị gia tăng ( VAT)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN)
  • Thuế thu nhập cá nhân
thue-nha-thau-la-gi
Tìm hiểu thuế nhà thầu là gì?

Việc hiếu được FCT là gì? sẽ giúp cho bạn, trong việc tính thuế nhà thầu dễ dàng hơn.

Hướng dẫn cách tính thuế nhà thầu

Sau khi đã hiểu được thuế nhà thầu là gì? bạn sẽ cần tìm hiểu những trường hợp cần phải chịu thuế và cách tính thuế nhà thầu chuẩn xác nhất.

thue-nha-thau-la-gi-1
Những điều cần biết về thuế nhà thầu

Những trường hợp chịu thuế nhà thầu

  • Đầu tiên là các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Có doanh thu dựa trên những hợp đồng được ký giữa các cá nhân, tổ chức nước ngoài với những cá nhân, tổ chức của Việt Nam
  • Thứ hai, những cá nhân, tổ chức phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất khẩu và thu nhập dựa trên sự ký kết hợp đồng với những doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Mục đích là cung cấp hàng hóa hay theo các điều khoản quốc tế Incoterms, người bán sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro.
  • Thứ ba, những cá nhân, tổ chức thực hiện một phần, hoặc tất cả những hoạt động doanh tại Việt Nam và là chủ sở hữu của tất cả những hàng hóa giao dịch. Hoặc là người chịu trách nhiệm tất cả những chi phí liên quan đến việc phân phối, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam. Hay ấn định giá cho các dịch vụ, hàng hóa. Trong đó, sẽ gồm tất cả những tổ chức Việt Nam đã được ủy quyền hoặc được thuê để phân phối và dịch vụ hàng hóa tại Việt Nam.
  • Thứ tư, những cá nhân, tổ chức nước ngoài thông qua các cá nhân tổ chức, ở Việt Nam. Để ký kết và đàm phán hợp đồng nhưng đứng tên là các tổ chức nước ngoài. 
  • Thứ năm, những cá nhân, tổ chức thực hiện những việc xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc bán lại hàng hóa cho các thương nhân Việt Nam.

Cách tính thuế nhà thầu

Về tính thuế nhà thầu, sẽ được xác định qua từng trường hợp. Đối với cách tính thuế theo giá Gross và giá Net sẽ có sự khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ được tính như sau:

thue-nha-thau-la-gi-2
Cách tính thuế nhà thầu cần biết

Cách tính thuế GTGT nhà thầu nước ngoài

Thuế GTGT cần nộp = doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % tính thuế GTGT

Trong đó: Doanh thu tính thuế chính là tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ. Ở đây, các dịch vụ gắn với hàng hóa chưa trừ các khoản thuế phải nộp hay các khoản bên Việt Nam sẽ trả nếu có.

Trong trường hợp doanh thu chưa có thuế GTGT sẽ được tính theo công thức:

  • Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa có thuế GTGT /1-tỷ lệ phần trăm
  •  Tỷ lệ % tính thuế GTGT  trên doanh thu như sau:
  • Tỷ lệ 5%: Với các dịch vụ cho thuê máy móc bảo hiểm, không bao thầu các vật liệu máy móc thiết bị, xây dựng
  • Tỷ lệ 3%: Với những sản xuất, dịch vụ, vận tải gắn với hàng hóa, có bao thầu các vật liệu , thiết bị, máy móc
  • Tỷ lệ 2% : là các hoạt động kinh doanh khác.

Cách tính thuế TNDN nhà thầu

Thuế TNDN cần nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x tỷ lệ % tính thuế TNDN

Trong đó: Doanh thu tính thuế chính là tổng doanh thu không bao gồm thuế GTGT và các khoản phía Việt Nam phải trả nếu có.

Trường hợp doanh thu chưa có thuế TNDN sẽ được tính theo công thức:

  • Doanh thu tính thuế = Doanh thu chưa có thuế TNDN / 1 – tỷ lệ phần trăm
  • Tỷ lệ % tính thuế TNDN như sau:
  • Tỷ lệ 1% : đối với những ngành phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu, may móc và thiết bị về thương mại hoặc gắn với các dịch vụ tại Việt Nam
  • Tỷ lệ 5%: cho các dịch vụ cho thuê bảo hiểm, thiết bị, máy móc, giàn khoan
  • Tỷ lệ 2 %: cho thuê về động cơ tàu bay, tàu bay hay là các phụ tùng và tàu biển. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, vận chuyển ở đường hàng không và đường biển.
  • Tỷ lệ 0.1%: đối với các chuyển nhượng về chứng khoán, tái bảo hiểm, hoa hồng tái bảo hiểm, hay chứng chỉ gửi tiền.
  • Tỷ lệ 5%: đối với lãi tiền vay
  • Tỷ lệ 10%: đối với thu nhập bản quyền.

Trên đây, là những thông tin thuế nhà thầu là gì? chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng, đã giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về thuế nhà thầu.

 

Giới thiệu Ana Wilson 93 bài viết
Xin chào, mình là chuyên viên kế toán và admin tại diễn đàn kế toán UEF. Mình sẽ đảm nhiệm các bài viết chuyên sâu về lính vực kế toán trên Wilsoninsight.com.