Lý do doanh nghiệp phát hành thương phiếu là gì? Phân loại? 

Hiện nay các hình thức vay vốn đối với doanh nghiệp cực kỳ đa dạng. Họ có thể vay từ ngân hàng hoặc huy động từ tiền nhàn rỗi có trong lưu thông. Tuy nhiên khi vay từ người dân, doanh nghiệp sẽ phải cho họ 1 sự đảm bảo. Thông thường nhà kinh doanh sẽ phát hành các giấy tờ có giá như thương phiếu. Vậy ưu và nhược điểm của thương phiếu là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau!

Xem thêm : 

Thương phiếu được định nghĩa như thế nào?

Định nghĩa thương phiếu là gì?

Thương phiếu là gì? Trong kinh tế học, người ta gọi thương phiếu là “Commercial paper”. Chúng là một loại giấy tờ có giá, được doanh nghiệp phát hành ra. Với mục đích là cam kết hoàn trả số tiền đã vay. Ngoài ra, trong đó còn chứa những điều kiện ưu đãi như: lãi suất hay cổ phần cho người nắm giữ thương phiếu này.

Khi nào doanh nghiệp phát hành thương phiếu?

Thương phiếu được phát hành trong 1 khoảng thời gian ngắn. Chúng được coi là khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó xảy ra khi doanh nghiệp cần ngay 1 số tiền lớn để chi cho sản xuất.

Câu hỏi đặt ra là: tại sao họ lại không đi vay ngân hàng? Như các bạn đã biết, thủ tục của vay vốn trong ngân hàng rất lằng nhằng, tốn thời gian. Vì thế khi cầm được tiền trên tay có khi doanh nghiệp đã đi đến bước phá sản. Cho nên việc phát hành thương phiếu cực kỳ có lợi. Vậy đặc điểm phân chia của thương phiếu là gì?

Phân loại thương phiếu

Hiện nay, có 2 loại thương phiếu phổ biến gồm:

  • Hối phiếu. Đây là loại chứng chỉ có giá. Chúng được người ký lập ra, yêu cầu những người bị ký phải phát hành thanh toán vô điều kiện với một số tiền xác định. Người ký sẽ có quyền lựa chọn thời gian cũng như người thụ hưởng. Hối phiếu cũng được chia thành hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ Lệnh phiếu 
  • Lệnh phiếu cũng là loại giấy tờ có giá. Nhưng do người phát hành lập. Trong nội dung lệnh phiếu cũng cam kết thanh toán không điều kiện với số tiền xác định khi có yêu cầu. 

Các loại thương phiếu thường gặp

Đối tượng phát hành thương phiếu là gì?

Theo quy định của pháp luật, những người có quyền phát hành thương phiếu bao gồm:

  • Công ty tài chính là các doanh nghiệp có mối quan hệ với ngân hàng, đơn vị sản xuất kinh doanh, hay công ty tài chính độc lập.
  • Công ty phi tài chính. 

Chỉ những công ty có mức tín nhiệm cao, có tài sản đảm bảo, tiềm lực kinh tế tốt mới được phát hành hối phiếu. 

Ưu điểm của thương phiếu là gì?

Tại sao doanh nghiệp lại cho phát hành thương phiếu? Phải chăng lợi ích của chúng đem lại rất lớn? Hãy cùng mình giải đáp ưu điểm của thương phiếu là gì qua 3 ý sau đây!

Tính thanh khoản cao

Doanh nghiệp cho phát hành thương phiếu bởi chúng có khả năng thanh khoản cao. Nghĩa là mức độ huy động tiền mặt của nhà kinh doanh đối với người tiêu dùng cực kỳ lớn. 

Ngoài ra, khi đem thương phiếu đi cầm cố tại ngân hàng. Họ cũng có thể tái chiết khấu hoặc cầm cố một cách dễ dàng. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của loại giấy tờ này. Vậy đặc điểm tiếp theo của thương phiếu là gì

Có tính đảm bảo chắc chắn

Như đã nói ở trên, chỉ có những doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm lớn mới được phát hành thương phiếu. Vì thế những người sở hữu loại chứng từ có giá này sẽ không lo bị mất tiền.

Lợi ích mà thương phiếu đem lại

Giúp ngân hàng kiểm soát tiền tệ 

Chắc hẳn bạn đã biết, tiền bị cất trữ sẽ được coi như là tiền chết. Chúng chỉ mang đúng nghĩa là tiền tệ khi được xoay chuyển trong lưu thông. Điều này có hàm ý là tiền phải được đem đi đầu tư. 

Các ngân hàng nhà nước thường cố gắng huy động nguồn tiền nhàn rỗi của người dân bằng cách tăng lãi suất tiền gửi. Nó sẽ tránh được những hiện tượng như lạm phát,…

Như vậy, thương phiếu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cả doanh nghiệp và thị trường. Chắc hẳn qua bài viết bạn đã tự giải đáp được: đặc điểm của thương phiếu là gì? Phân loại ra sao? Để có thêm nhiều thông tin hay, mời bạn theo dõi trang web: https://wilsoninsight.com/

Giới thiệu Ana Wilson 93 bài viết
Xin chào, mình là chuyên viên kế toán và admin tại diễn đàn kế toán UEF. Mình sẽ đảm nhiệm các bài viết chuyên sâu về lính vực kế toán trên Wilsoninsight.com.