Overhead Cost là gì? Biện pháp quản lý Overhead Cost hiệu quả

Overhead-Cost-la-gi
Overhead-Cost-la-gi

Với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì khái niệm Overhead Cost chắc hẳn đã quá quen thuộc. Đây là một trong những khoản phí khiến các doanh nghiệp tiêu hao nhiều nguồn lực nhất. Vậy chi phí Overhead Cost là gì? Làm thế nào để quản lý chúng một cách hiệu quả? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm :

Tìm hiểu Overhead Cost là gì?

Overhead Cost là gì? Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là thuật ngữ bắt nguồn từ trong lĩnh vực kế toán. Khái niệm này dùng để chỉ các khoản phí liên quan tới công việc vận hành hàng ngày của các công ty, doanh nghiệp. 

Trong Overhead Cost không bao gồm phí nhân công cũng như phí nguyên vật liệu. Xét về mặt thực tế, Overhead Cost là loại chi phí có thể cố định hoặc tùy biến. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào loại hình kinh doanh nhất định.

Chi phí Overhead Cost giống như một khoản chi phí bắt buộc. Dù doanh nghiệp có dự án hay không thì Overhead Cost vẫn luôn tồn tại.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể hiểu nó là một khoản thuộc chi phí gián tiếp. Trong đó bao gồm thuế và các khoản phí ngoài lương dành cho nhân viên.

Overhead-Cost-la-gi
Hiểu rõ về Overhead Cost

Đâu là giải pháp quản trị Overhead Cost?

Hiểu Overhead Cost là gì? mới chỉ là bước đầu. Muốn đi sâu hơn, có cái nhìn toàn diện hơn thì bạn cần nắm được các giải pháp quản trị Overhead Cost. Để quản trị khoản chi phí này, doanh nghiệp có thể áp dụng 2 giải pháp. Thứ nhất là Budgeting, thứ hai là Activity – Based Costing.

Budgeting

Budgeting chính là việc xây dựng một hệ thống dự báo ngân sách.Với giải pháp này, doanh nghiệp có thể theo dõi, tính toán, dự báo được những khoản phí phát sinh cũng như khoản chi phí bất thường khi so sánh chúng với ngân sách định kỳ tháng.

Activity-Based Costing

Giải pháp xây dựng hệ thống ABC là lựa chọn phù hợp nhất với các doanh nghiệp lớn. Với hệ thống này, doanh nghiệp có thể theo dõi các khoản phí theo từng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Theo dõi, phân tích, nắm rõ các chi phí theo từng hoạt động tách biệt sẽ giúp doanh nghiệp thống kê được con số lãi, lỗ một cách khoa học và nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống ABC sẽ giúp doanh nghiệp biết được những loại chi phí chưa tối ưu.

Một điểm hạn chế của giải pháp quản trị này là tương đối khó triển khai. Lý do là sẽ có tương đối nhiều khoản phí phát sinh không thể định nghĩa cũng như xác định cơ sở cho việc phân bổ theo từng loại.

Overhead-Cost-la-gi-1
Cần đưa ra giải pháp để quản trị khoản phí này hiệu quả

Biện pháp quản lý Overhead Cost hiệu quả

Overhead Cost là gì? Làm thế nào để quản lý loại chi phí này một cách hiệu quả? Muốn thi đỗ kỳ thi PMP thì bạn nhất định phải “bỏ túi” biện pháp quản lý loại chi phí này.

Tìm giải pháp thay thế

Muốn hạn chế việc tính toán thiếu sót, nhầm lẫn thì các doanh nghiệp cần tối ưu hóa hoạt động của các quy trình nghiệp vụ. Điều này sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh tế thông qua việc siết chặt khâu kiểm soát. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xét tới cơ hội áp dụng tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ.

Overhead-Cost-la-gi-2
Lựa chọn biện pháp quản lý phù hợp

So sánh mức giá giữa các nhà cung cấp

Việc so sánh giá sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Nhà cung cấp nào có giá tốt, dịch vụ tốt thì nên ưu tiên hợp tác.

Cắt giảm chi phí chung

Để quản lý Overhead Cost tốt thì doanh nghiệp có thể cắt một khoản chi phí tạm thời nào đó. Khi tình hình tài chính ổn định sẽ xây dựng lại.

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu Overhead Cost là gì cũng như giải pháp quản lý khoản chi phí này một cách hiệu quả. Muốn đưa ra được giải pháp tốt nhất đối với Overhead Cost thì việc bàn bạc, cân nhắc là không thể bỏ qua

Giới thiệu Ana Wilson 93 bài viết
Xin chào, mình là chuyên viên kế toán và admin tại diễn đàn kế toán UEF. Mình sẽ đảm nhiệm các bài viết chuyên sâu về lính vực kế toán trên Wilsoninsight.com.