Đối với những người vay tiền ngân hàng thì đáo hạn là một thuật ngữ quen thuộc. Đáo hạn là giải pháp hữu ích nhất để giúp người vay tránh được tình trạng nợ xấu. Vậy ngày đáo hạn là gì? Cần lưu ý gì khi tới ngày đáo hạn ngân hàng? Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Xem thêm :
- Account receivable là gì? Điều cần biết về khoản phải thu
- Thấu chi là gì? Những điều kiện cần để vay thấu chi là gì?
Table of Contents
Ngày đáo hạn là gì?
Tất cả các khoản vay tín chấp đều quy định thời gian hoàn trả vốn gồm cả gốc và lãi. Trong hợp đồng tín dụng có ghi rõ các thông tin như kỳ hạn vay, số tiền gốc và phân kỳ. Căn cứ vào bản hợp đồng tín dụng này, người vay sẽ xác định được thời điểm hoàn trả số tiền gốc đã vay. Vậy ngày đáo hạn là gì? Đó chính là thời điểm trả số tiền gốc đã vay.
Thuật ngữ đáo hạn ra đời từ nhu cầu được giải chấp của người vay cũng như phía ngân hàng muốn khách hàng phải trả gốc đúng hạn. Đáo hạn ngân hàng là hình thức gia hạn thêm thời gian vay vốn của khách đối với bên cho vay là ngân hàng. Có thể hiểu đơn giản hơn, đáo hạn chính là hình thức tái vốn vay khi hết hạn vay cũ trong khi khách hàng chưa thể trả hết dư nợ.
Với hình thức đáo hạn, người vay có thể tăng thời gian vay vốn với ngân hàng để thuận tiện cho công việc của mình. Tuy nhiên, cũng có những ngân hàng dùng thuật ngữ đáo nợ ngân hàng. Không ít chuyên gia kinh tế nhận định việc đáo hạn là hành vi xấu. Bởi nó sẽ khiến nợ xấu bị che đậy, từ đó làm ảnh hưởng tới kinh tế.
Những hình thức đáo hạn ngân hàng
Ngày đáo hạn là gì? Chúng ta có thể bắt gặp thuật ngữ này trong tất cả các hoạt động. Tuy nhiên, đáo hạn ngân hàng là phổ biến và được nhiều người quan tâm nhất. Hiện nay, đáo hạn ngân hàng áp dụng 2 hình thức phổ biến:
– Đáo hạn khoản vay : Là việc tiếp tục vay một khoản vay mới khi thời hạn của khoản vay cũ đã hết thời hạn nhưng khách hàng chưa trả hết nợ. Với hình thức đáo hạn khoản vay, người vay vốn sẽ có thêm một khoản vay mới để trả cho khoản vay cũ. Không ít ngân hàng gọi hình thức này là đáo hạn nợ.
– Đáo hạn gửi tiết kiệm: Hình thức này có sự thỏa thuận và cam kết giữa bên khách hàng gửi tiết kiệm và ngân hàng. Đây là thỏa thuận về thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm. Tới ngày đáo hạn, ngân hàng sẽ phải trả cả gốc và lãi cho người đứng tên sổ tiết kiệm. Ngày đáo hạn là gì? Đối với trường hợp này, ngày đáo hạn chính là ngày cuối cùng sổ tiết kiệm được gửi tại ngân hàng.
Ngoài đáo hạn khoản vay và đáo hạn sổ tiết kiệm thì hiện nay còn có thêm một hình thức nữa là đáo hạn thẻ tín dụng. Trên thực tế, hình thức này nằm trong nhóm đáo hạn khoản vay. Lý do là thẻ tín dụng có tính năng chi trước và trả sau.
Những điều cần biết khi tới kỳ đáo hạn
– Ngày đáo hạn là g? Chính là ngày người vay cần phải hoàn trả vốn. Nếu không hoàn trả đúng hạn bạn sẽ đứng trước nguy cơ giải chấp. Tức là ngân hàng sẽ định giá tài sản thế chấp sau đó thanh lý theo thời hạn. Khi để tình trạng này xảy ra, khoản nợ sẽ chuyển thành nợ quá hạn.
– Khi tới kỳ đáo hạn ngân hàng có không ít người chọn hình thức đảo nợ. Hiểu đơn giản thì đó là việc chuyển từ khoản nợ này sang nợ khác. Tuy nhiên, điều này không được ngân hàng nhà nước cho phép.
– Tới thời điểm đáo hạn, nếu vay nóng tại những tổ chức tín dụng đen thì bạn sẽ phải trả lãi suất cao và nguy cơ sẽ phải gồng mình để chi trả lãi suất. Vì vậy, không nên vay nóng tại những tổ chức này.
– Thông thường, hình thức vay đáo hạn của ngân hàng 1 lần/năm. Ngân hàng sẽ căn cứ vào kết quả kinh doanh, mức thu nhập của người vay để đưa ra quyết định cho tiếp tục cho vay hay không. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng khi tới ngày đáo hạn bạn hãy trả toàn bộ tiền vay, tiền lãi trong năm.
Với những thông tin trên đây, hy vọng độc giả đã hiểu được ngày đáo hạn là gì cũng như các hình thức đáo hạn ngân hàng. Tới thời kỳ đáo hạn, hãy cố gắng hoàn trả để tránh rơi vào tình huống giải chấp nhé.