Provision là gì? Cách phân chia quỹ dự phòng provision 

Provision được hiểu như một tính từ mang hàm ý là dự phòng. Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng cụm từ này để ghép thành các khoản dự phòng, trong đó có quỹ dự phòng? Vậy định nghĩa quỹ dự phòng provision là gì? Cách phân chia của chúng ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây!

Xem thêm :

Provision là gì?

Quỹ dự phòng provision là khoản tiền được doanh nghiệp trích từ tiền lợi nhuận. Số tiền này sẽ được dùng để dự trữ, phòng trừ cho những tình huống cấp bách, khó khăn của công ty. Vì thế ý nghĩa của chúng mang lại cũng hết sức đặc biệt.

Quỹ dự phòng là gì

Vậy tầm quan trọng của quỹ provision là gì? Khoản tiền này sẽ được chi các các chi phí phát sinh trong tương lai. Có thể là dự phòng khoản nợ khó đòi, tổn thất, hàng tồn kho, …Để tránh độn giá chi phí, không phải vay mượn, doanh nghiệp thường xuyên lập ra các quỹ này. Chúng cũng được coi là phương án tối ưu nhất.

Tiêu chí lập quỹ dự phòng provision là gì?

Quỹ dự phòng sẽ được thành lập dựa trên các chỉ tiêu sau:

  • Đảm bảo các khoản nợ khó đòi, tồn kho là có thật, có tính xác thực, được ghi chép một cách chính xác
  • Phải khai báo với cơ quan thuế, có giấy chứng thực, được công nhận
  • Số tiền trích ra phải phù hợp, không nhằm mục đích chuộc lợi, trốn thuế.

Các khoản dự phòng provision là gì?

Theo quy định tại điều khoản 2 trong Thông tư 48/2019/TT-BTC ban hành ngày 08/08/2019, quỹ dự phòng bao gồm:

Provision-la-gi-1
Quỹ dự phòng gồm những khoản nào
  • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nghĩa là doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể về sự suy giảm giá trị thuần của hàng tồn kho, thấp hơn so với dự tính trước đó.  
  • Dự phòng tổn thất provision là gì? Chúng là các khoản đầu tư có nguy cơ bị thất thoát do giá cổ phiếu giảm dẫn đến nguồn vốn lưu động cũng giảm theo. Khi này doanh nghiệp phải lấy khoản dự trữ để bù đắp vào số tiền đã bị thâm hụt. 
  • Dự phòng nợ phải thu khó đòi. Trong kinh doanh, khi công ty quyết định mua bán với đối tác, khách hàng có thể chịu khất, trả tiền hàng chậm. Tại một vài trường hợp cụ thể, khoản tiền này sẽ bị bốc hơi, khó có thể lấy lại được. Vì vậy, để xoay được vòng vốn cho chu trình sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải tự bù vào một khoản kha khá. 
  • Dự phòng bảo hành sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, công trình xây dựng. Đây là những khoản đã giao đến tay khách hàng nhưng bị lỗi hoặc không đạt như cam kết dẫn đến bị trả lại, bù tổn thất. Trong lúc này doanh nghiệp chỉ còn cách dùng quỹ dự phòng.

Quy định trích quỹ dự phòng provision là gì?

Đầu tiên là trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo như Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định, chỉ khi giá gốc của các loại nguyên liệu, công cụ, vật liệu, hàng hóa, hàng gửi bán, hàng hóa kho bảo thuế hoặc thành phẩm cao hơn giá trị thuần mới được trích tiền từ quỹ dự phòng. 

Hơn nữa, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng: số lô hàng trên có hóa đơn, chứng từ hợp lệ xác minh rằng hàng tồn kho có giá trị thuần thấp hơn con số ghi trong sổ kế toán. 

Provision-la-gi-2
Thế nào là trích quỹ dự phòng

 

Thứ hai là khoản trích lập số tiền dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi. Thông thường các khoản doanh nghiệp cho vay hoặc trái phiếu chưa đăng ký mà doanh nghiệp đang nắm giữ đã đến hạn nhưng không có khả năng thu hồi, sẽ được quy vào nợ phải thu khó đòi. Lúc này, theo quy định, doanh nghiệp cũng được phép trích quỹ để bù lại khoản chi phí ấy.

Như vậy, bạn cũng đã hình dung ra được các quy định khắt khe của quỹ dự phòng provision là gì? Nếu như còn điều gì thắc mắc xin vui lòng để lại comment bên dưới!

Giới thiệu Ana Wilson 93 bài viết
Xin chào, mình là chuyên viên kế toán và admin tại diễn đàn kế toán UEF. Mình sẽ đảm nhiệm các bài viết chuyên sâu về lính vực kế toán trên Wilsoninsight.com.