Giải ngân là gì? Thủ tục ra sao? Hồ sơ cần có gồm những gì?

Giải ngân là khái niệm thân thuộc với mọi doanh nghiệp. Đây là hình thức mà ngân hàng xuất tiền bạc theo như hợp đồng đã ký đối với công ty. Vậy quy trình giải ngân là gì? Bạn cần chuẩn bị hồ sơ ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết sau!

Xem thêm :

Giải ngân là gì?

Giải ngân là gì? Theo như cách hiểu thông dụng, giải ngân sẽ là bước cuối cùng trong hình thức vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Công việc này có thể diễn ra trong 1 lần hoặc được chi thành những phần nhỏ đã ký trong thỏa thuận.

Đối với người đi vay, họ có thể lựa chọn nhận tiền bằng cách: 

  • Chuyển khoản
  • Cầm tiền mặt
  • Lấy séc
  • Đổi thành phiếu mua hàng,….
Định nghĩa giải ngân là gì? 

Hồ sơ cần chuẩn bị

Nhiều bạn thắc mắc rằng: hồ sơ giải ngân là gì? Thông thường, bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • Hồ sơ pháp lý bao gồm: hộ chiếu, CMND, sổ hộ khẩu hoặc các loại giấy quyền hạn như: giấy đăng ký kết hôn…
  • Hồ sơ tài chính cần có hợp đồng lao động còn hiệu lực, sao kê lương, bảng lương, giấy đăng ký kinh doanh….
  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn gồm có: giấy đặt cọc, hợp đồng thương mại, thông báo nộp tiền,…
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo gồm: sổ đỏ, sổ nhà đất, giấy tờ đăng ký xe,….

Quy trình giải ngân là gì?

Các bước giải ngân gồm:

  • Bước 1: kê khai, đăng ký, xác nhận thông tin 
  • Bước 2: làm thủ tục hồ sơ vay vốn
  • Bước 3: chờ ngân hàng thẩm định 
  • Bước 4: ngân hàng phê duyệt khoản vay 
  • Bước 5: ngân hàng giải ngân. Vậy hình thức giải ngân là gì? Là cách mà ngân hàng trả bạn số tiền đã vay theo như đúng bản hợp đồng. 
Thủ tục giải ngân ra sao?

Các hình thức giải ngân phổ biến nhất

Hiện nay, giải ngân được chia làm 2 loại gồm có giải ngân không phong tỏa và giải ngân phong tỏa.  Vậy 2 hình thức này có những đặc điểm gì?

Giải ngân phong tỏa là gì?

Giải ngân phong tỏa là cách mà ngân hàng giải ngân số tiền người mua yêu cầu vay cho người bán. Trong trường hợp này, tiền đã được chuyển vào tài khoản người bán nhưng chúng lại ở chế độ “tạm khóa”. 

Nếu muốn rút tiền, bên bán phải chờ đến khi người mua hoàn thành mọi thủ tục sang tên tài sản. Nghĩa là mảnh đất, căn hộ đó được đứng tên người mua. Cách thức này sẽ tránh được nhiều rủi ro cho cả 2 bên. 

Vậy trong trường hợp này, ý nghĩa của việc giải ngân là gì? Có thể coi, số tiền mà bên bán nhận được là một khoản tiết kiệm. Người bán sẽ được hưởng đúng số tiền lãi theo như phần lãi có trên thị trường. Hình thức này tồn tại ở những dịch vụ mua nhà trả góp hoặc mua căn hộ, chung cư trả góp.

Giải ngân không phong tỏa có đặc điểm gì?

Trái ngược với giải ngân phong tỏa, hình thức giải ngân này có phần đặc biệt hơn. Ở đây, người mua sẽ đề nghị bên ngân hàng cho vay dưới dạng tài khoản của người bán.

Giải ngân gồm mấy loại?

Sau khi tiền được chuyển về tài khoản bên bán, họ sẽ được phép rút tiền và sử dụng ngay. Vậy rủi ro mà người mua sẽ gặp khi giải ngân là gì? Đối với bên bán, họ sẽ dùng khoản tiền này đi đầu tư chỗ khác để sinh lời.

Hoặc có thể, người bán hay chủ thầu sẽ đi xây dựng một dự án khác để tiếp tục xoay chuyển dòng tiền. Trong trường hợp công ty bất động sản đó vỡ nợ, không còn tiền để hoàn thành dự án thì người mua sẽ chẳng nhận được nhà.

Sau cùng mảnh đất đấy sẽ bị ngân hàng tịch thu do doanh nghiệp đem đi thế chấp. Cho nên hình thức giải ngân không phong tỏa này được coi là có rủi ro cao cho bên mua.

Chính vì lý do này mà người tiêu dùng vẫn luôn ưa chuộng loại giải ngân phong tỏa hơn. Như vậy, bạn cũng đã hiểu giải ngân là gì? Thủ tục tiến hành ra sao? Phức tạp không? Rủi ro khi mua nhà như thế nào? Mong rằng bạn sẽ nắm chắc được quy trình cũng như lường được những điều không may. 

Giới thiệu Ana Wilson 93 bài viết
Xin chào, mình là chuyên viên kế toán và admin tại diễn đàn kế toán UEF. Mình sẽ đảm nhiệm các bài viết chuyên sâu về lính vực kế toán trên Wilsoninsight.com.