Public sector có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước. Hiện nay khái niệm này rất phổ biến và được quy định rõ ràng trong luật pháp. Vậy Public sector là gì? Công tác quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Xem thêm :
- Performance bond là gì? Hiểu sao cho đúng và đầy đủ ý nghĩa
- Debt là gì? Thông tin về các hình thức nợ hiện nay
Table of Contents
Public sector là gì?
Public sector là gì? Câu hỏi này hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Hiểu một cách đơn giản nhất, Public sector có nghĩa là khu vực công. Theo luật pháp Việt Nam, khu vực công bao gồm hai yếu tố là khu vực chính phủ và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Mỗi khu vực lại có một đặc tính riêng.
Khu vực chính phủ
Khu vực chính phủ là khu vực bao gồm các đơn vị do chính phủ kiểm soát và quản lý. Khu vực chính phủ có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa và các dịch vụ công theo hướng phi thị trường. Đối với khu vực này sẽ bao gồm chính phủ trung ương, địa phương, các loại quỹ bảo hiểm xã hội như hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…
Tùy thuộc vào khu vực kinh tế, chính phủ có thể phân chia, sắp xếp các quỹ bảo hiểm trung ương và địa phương một cách linh hoạt thay vì xếp riêng lẻ. Đối với quỹ hưu trí tùy thuộc vào từng tiểu khu chính phủ. Quỹ bảo hiểm xã hội, thất nghiệp và hưu trí quy định chung cho cả nền kinh tế.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước
Khu vực doanh nghiệp nhà nước là những đơn vị do nhà nước nắm một nửa số cổ phần có quyền quyết định các chính sách bổ nhiệm giám đốc, hội đồng quản trị, cơ quan quản lý trong hai lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đầy và ổn định nền kinh tế quốc gia.
Biên giới trong khu vực công hay biên giới giữa hai yếu tố khu vực chính phủ và khu vực doanh nghiệp nhà nước cần phải được xác định. Biên giới này sẽ là yếu tố quan trọng nhằm quyết định mức độ thiếu hụt của ngân sách và tổng số nợ chính phủ.
Công tác quản lý nguồn nhân lực tại khu vực công
Nguồn nhân lực trong khu vực công bao gồm các cá nhân làm việc trong Đảng, các tổ chức chính trị xã hội, Mặt trận Tổ quốc, doanh nghiệp nhà nước… Phần này, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn công tác quản lý nguồn nhân lực tại khu vực công đối với đội ngũ công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đánh giá nhân lực và các cơ chế chính sách. Cụ thể:
– Tuyển dụng nhân lực: Đây là quá trình tuyển chọn một cá nhân nào đó chấp nhận vào khu vực công với đủ các điều kiện về phẩm chất, năng lực. Hoạt động tuyển dụng phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, quy trình tuyển dụng theo luật.
– Sử dụng nhân lực: Đây là quá trình xác định năng lực của công chức, viên chức trong các cơ quan để bố trí vào vị trí, công việc phù hợp. Sử dụng nhân lực phải được tiến hành khách quan, khoa học, theo yêu cầu công việc.
– Đào tạo nhân lực: Đây là việc trang bị kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, phẩm chất, ý thức cho đội ngũ công chức, viên chứa để hoàn thành tốt các công việc được giao.
– Đánh giá nhân lực: Đây là cách quản lý thông qua việc kiểm tra, đối chiếu các chỉ số cống hiến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức làm cơ sở để khen thưởng, bổ nhiệm, kỷ luật và phát triển nhân lực. Hoạt động đánh giá phải bình đẳng, công khai, minh bạch, sát thực.
– Cơ chế, chính sách: Đây là công cụ dùng để động viên, khích lệ công chức, viên chức rèn luyện phẩm chất, nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm với công việc. Chúng bao gồm tiền lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm…
Như vậy với những thông tin trên đây bạn đã có thể hiểu được khái niệm Public sector là gì và công tác quản lý nguồn nhân lực với khu vực công. Để hiểu rõ hơn về chức năng của từng khu vực mời bạn tham khảo các bài viết sau để biết thêm.