ROA là gì? Những điều cần biết về tỷ số lợi nhuận trên tài sản

roa-la-gi-2

Trong kinh doanh ROA chính là một khái niệm vô cùng quen thuộc. Thuật ngữ này đặc biệt phổ biến trong giới đầu tư chứng khoán. Vậy ROA là gì? Nó có vai trò gì trong kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm :

Tìm hiểu ROA là gì?

ROA là gì? Thuật ngữ này được rất nhiều người quan tâm. ROA (Return on Assets) được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số này có chức năng đo lường mức sinh lợi của doanh nghiệp với khối tài sản của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn thì ROA là chỉ số cho biết doanh nghiệp sử dụng tài sản kiếm được lợi nhuận như thế nào.

Tỷ số ROA được tính theo công thức: “Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Tổng tài sản của doanh nghiệp”

roa-la-gi-2
ROA được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên tài sản

Rất nhiều người nhầm lẫn ROA và ROE. Tuy nhiên, 2 chỉ số này là hoàn toàn khác nhau. ROE là gì? Thuật ngữ này được hiểu là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ số hữu. Đây là tỷ số vô cùng quan trọng đối với những cổ đông. ROE có chức năng đo lường khả năng sinh lợi trên đồng vốn của những cổ đông thường.

Công thức tính tỷ số ROE: “Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường”

Tỷ số ROE cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dùng những đồng vốn của cổ đông một cách hiệu quả. Họ đã cân đối hài hòa giữa vốn vay và vốn cổ đông để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn để phát triển, mở rộng quy mô.

ROA có ý nghĩa như thế nào?

ROA là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với các doanh nghiệp? Muốn hiểu được ý nghĩa của ROA thì bạn cần hiểu cách tính tài sản của một doanh nghiệp. Theo đó, tài sản của doanh nghiệp hình thành từ vốn của chủ sở hữu cùng với số vốn vay. ROA đóng vai trò như thước đo hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư của doanh nghiệp thành lợi nhuận. Qua chỉ số ROA, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả không, kiếm được bao nhiêu tiền, 1 đồng tài sản được hưởng lãi bao nhiêu.

roa-la-gi-1
ROA mang nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp

Bên cạnh đó, chỉ số này cũng cung cấp thông tin về những khoản lãi sinh ra từ số tài sản. Đây chính là lý do ROA được gọi là con số biết nói của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, đối với công ty cổ phần thì chỉ số này lại có sự khác biệt. ROA của những công ty này còn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh nhất định. Do đó, các chuyên gia cho rằng nên dùng ROA để làm thước đo so sánh các công ty với nhau.

Cách tốt nhất là theo dõi, so sánh ROA của từng doanh nghiệp của mỗi năm. Ngoài ra, cũng nên so sánh chỉ số này của những doanh nghiệp có sự tương đồng về quy mô, ngành kinh doanh. Trên sàn chứng khoán, ROA đóng vai trò quan trọng, nó cho biết cổ phiếu của doanh nghiệp nào được ưa chuộng hơn.

Tìm hiểu về chỉ số ROA tốt

ROA là gì? So với ROE thì chỉ số này ít được quan tâm hơn. Theo tiêu chuẩn chung, với những doanh nghiệp có chỉ số ROA trên 7.5% được đánh giá là có đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên, ROA của 1 năm không nói lên tất cả. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số này trong 3 năm liên tục. Không ít chuyên gia nhận định rằng, trong 3 năm liền, nếu ROA >= 10%/ thì doanh nghiệp mới được coi là tài chính ổn, hoạt động tốt.

roa-la-gi
Chỉ số ROA là cơ sở để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin giải đáp ROA là gì cũng như ý nghĩa của chỉ số này đối với các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đem lại cho độc giả lượng kiến thức hữu ích.

Giới thiệu Ana Wilson 93 bài viết
Xin chào, mình là chuyên viên kế toán và admin tại diễn đàn kế toán UEF. Mình sẽ đảm nhiệm các bài viết chuyên sâu về lính vực kế toán trên Wilsoninsight.com.