Vốn lưu động là gì? Cụm từ này dùng để miêu tả hiện tượng hay vấn đề gì của một doanh nghiệp? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn bài viết về cách nhận biết một dòng vốn lưu động hiệu quả, mời bạn cùng theo dõi!
Xem thêm :
- Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu đơn giản
- Vốn cố định là gì? Làm sao để sử dụng vốn hiệu quả?
- Vốn lưu động ròng là gì?
Table of Contents
Vốn lưu động là gì? Cách tính ra sao?
Vốn lưu động là gì? Capital là gì? Vốn lưu động hay còn gọi là capital là một thuật ngữ tài chính dùng để miêu tả nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp. Nguồn lực ở đây là khả năng huy động vốn, tiền một cách nhanh nhất để phục vụ cho quá trình sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp.
Công thức tính vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động được tính bằng công thức như sau:
“ VLĐ = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn”Để ví dụ cho bạn dễ hiểu chúng tôi sẽ minh họa qua ví dụ sau:
Theo như báo cáo tài chính của CTCP nhựa Bình Minh (Mã: BMP) năm 2019 tài sản ngắn hạn được ghi nhận vào 31/12/2019 là 1.527 tỷ và nợ ngắn hạn là 357 tỷ. Vậy từ công thức chúng ta suy ra rằng:
VLĐ của BMP trong năm 2019 = 1.527 -357 = 1.170 tỷ
Đây là một con số khá lớn nhưng nó có thực sự phải là một dòng vốn lưu động hiệu quả hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp bài viết bên dưới!
Vốn lưu động có ý nghĩa như thế nào?
Theo như công thức:
“VLĐ = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn”. Vậy vốn lưu động dương khi nào? Âm khi nào? Ý nghĩa của vốn lưu động là gì?
- Vốn lưu động dương chứng tỏ tài sản ngắn hạn sẽ lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn, nghĩa là doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản ngắn hạn sang tiền, nghĩa là mức độ thanh khoản tài sản cao. Vì thế việc trả nợ của doanh nghiệp là dễ dàng, không bị rơi vào trường hợp khó trả.
- Vốn lưu động âm khi giá trị của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn số tiền nợ ngắn hạn. Theo một cách hiểu thông thường việc chuyển từ tài sản ngắn hạn vẫn không đủ cho doanh nghiệp chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Đây là điều đáng báo động đối với một doanh nghiệp, bởi lẽ khi doanh thu và lợi nhuận có tốt đi chăng nữa nhưng khả năng thanh toán bị mất thì rất dễ dẫn đến nguy cơ phá sản.
Thế nào là vốn lưu động hiệu quả?
Để xác định được điều này chúng ta sẽ dùng đến một chỉ số khác được gọi là tỷ lệ vốn lưu động hay còn gọi là Working capital ratio. Chỉ số này được tính bằng công thức như sau:
“Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn”
Có 3 trường hợp xảy ra:
- Tỷ lệ vốn lưu động < 1, chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn. Điều này cũng tương đương với vốn lưu động âm, nó là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp có khả năng phá sản rất cao do không thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn.
- 1 < Tỷ lệ vốn lưu động < 2, nghĩa là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả như vậy chứng tỏ bức tranh tài chính của doanh nghiệp đang rất tốt, tình hình hoạt động ổn định.
- Tỷ lệ vốn lưu động > 2, cũng được hiểu là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ nhưng là lớn hơn gấp 2 lần. Trong trường hợp này, công ty hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh, tài sản lớn giúp doanh nghiệp đầu tư dễ dàng hơn và cũng thu hút được nhiều tiền đầu tư ở bên ngoài.
Như vậy tùy vào ngành nghề mà bạn sẽ dựa vào tỷ lệ vốn lưu động để nhận biết tình hình kinh tế của doanh nghiệp. Qua bài viết trên chúng tôi muốn gửi đến bạn các khái niệm cơ bản: vốn lưu động là gì, ý nghĩa và cách nhận biết dòng vốn hiệu quả.