Income Statement là gì? Đây là một thuật ngữ đã quá quen thuộc với những người hoạt động trong các doanh nghiệp. Income Statement hay báo cáo kết quả kinh doanh cần đảm bảo sự chuẩn xác của chỉ tiêu cũng như các nội dung cụ thể. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về thuật ngữ này.
Xem thêm :
- CIT là gì? Những điều cần biết về thuế thu nhập doanh nghiệp
- Collateral là gì? Những yêu cầu cơ bản đối với tài sản đảm bảo
Table of Contents
Income Statement là gì?
Income Statement là gì? Thuật ngữ này được hiểu là báo cáo kết quả kinh doanh. Bản báo cáo này phản ánh kết quả tích lũy mọi hoạt động kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp tại thời gian nhất định. Income Statement cho biết doanh nghiệp hoạt động như thế nào, có đem lại lợi nhuận hay không. Hay hiểu cách khác chính là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp lỗ hay lãi.
Income Statement được thể hiện bằng biểu thức: “Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí”.
Tác dụng của Income StatementIncome Statement là gì? Đối với các doanh nghiệp thì mục đích lớn nhất là hoạt động hiệu quả để thu về lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì số vốn càng lớn. Đây không chỉ là mục tiêu của doanh nghiệp mà còn là mục đích quan trọng của những người có quyền lợi liên quan. Chính vì vậy, việc cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, công ty là điều vô cùng cần thiết.
Những người liên quan cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình để cung cấp thông tin quan trọng. Cụ thể như tình hình, lợi nhuận của từng dự án, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp,…. Đây đều là những thông tin có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định quản trị, đầu tư và cho vay của những người liên quan.
Đấy chính là lý do Income Statement là bản báo cáo cần thiết đối với các doanh nghiệp. Nó sẽ là cơ sở để đánh giá và quyết định cho việc lên kế hoạch tương lai của doanh nghiệp sao cho phù hợp.
Nội dung các phần chính trong báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tìm hiểu Income Statement là gì? Mới chỉ là bước làm quen ban đầu với thuật ngữ này. Để hiểu sâu hơn thì việc nắm rõ nội dung của các phần chính trong bản báo cáo kết quả kinh doanh là điều cần thiết.
Doanh thu và lãi
– Doanh thu từ những hoạt động chính: Đối với những nhà bán lẻ thì hoạt động chính là mua, bán hàng. Đối với nhà sản xuất sẽ là sản xuất và bán hàng hóa. Với các nhà bán lẻ, phân phối thì doanh thu từ hoạt động vận hành chính là doanh thu bán hàng. Trong khi đó, hoạt động chính của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ là hoạt động chuyên môn và cung cấp dịch vụ cho khách.
– Doanh thu từ hoạt động phụ: Được xem là những hoạt động nằm ngoài sản xuất cũng như hoạt động vận hành của công ty. Trong đó có các khoản tiền lớn sinh ra từ hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ.
– Lợi nhuận: Có thể là từ việc bán những tài sản mang tính chất dài dài hay các hợp đồng ngoài sản xuất. Lợi nhuận được đưa vào Income Statement dựa trên giá trị bán của tài sản trừ đi giá trị còn lại sau khi đã trừ khấu hao. Nếu kết quả là giá trị bán lại cao hơn giá trị còn lại thì phần lãi này sẽ được ghi cụ thể trong báo cáo.
Chi phí và lỗ
– Cho hoạt động chính: Dùng để tạo doanh thu cho những hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Chi phí này dựa trên tiêu chuẩn kế toán. Chi phí bán hàng được ghi nhận trong báo cáo cùng với thời gian danh số được báo cáo. Theo đó, giá vốn hàng hóa và doanh số tương ứng trên Income Statement cần phải đưa ra cùng nhau.
– Cho hoạt động phụ: Chi phí cho hoạt động nằm ngoài hoạt động vận hành.
– Lỗ/Thiệt hại: Có thể phát sinh từ một giao dịch nào đó ngoài hoạt động chính hoặc từ việc bán các tài sản dài hạn.
Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ thuật ngữ Income Statement là gì cũng như nội dung và mục đích của bản báo cáo này. Tham khảo thêm các bài viết khác để có những thông tin hữu ích nhé.