L/C – Letter of Credit hay còn gọi là tín dụng thư, là loại giấy tờ phổ biến trong xuất nhập khẩu. Nó được bên người mua (nhà nhập khẩu) mở ra tại các ngân hàng nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vậy đặc điểm của L/C là gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới!
Xem thêm
- Dịch vụ kế toán là gì? Cần lưu ý những gì khi thuê dịch vụ kế toán
- Vốn hóa là gì? Khác biệt giữa vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu
Table of Contents
Khái niệm: L/C là gì? Các phân loại như thế nào?
Như đã đề cập, L/C hay tín dụng thư là một cam kết thanh toán của ngân hàng đối với người hưởng lợi, cụ thể là nhà xuất khẩu. Nó thường được dùng cho quá trình xuất nhập khẩu, đảm bảo những đối tác dù ở cách xa nhau về địa lý vẫn có thể trao đổi buôn bán hàng hóa.
Hình thức này được coi như là một cách thanh toán đảm bảo hiệu quả khi có thêm 1 bên thứ ba làm chứng đó là ngân hàng. Nó thường dùng cho những mối làm ăn ngắn hạn, thiếu tin tưởng lẫn nhau.
Đặc điểm L/C là gì? L/C hoàn toàn độc lập với bộ chứng từ và ngân hàng chỉ làm việc dựa trên L/C. Ngoài ra, L/C cũng được phát hành tuân theo bộ quy tắc UCP 600 (phiên bản mới nhất).
Các loại thư tín dụng phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có 7 loại thư tín dụng được nhiều người sử dụng nhất đó là:
- L/C có thể hủy bỏ
- L/C không thể hủy ngang
- L/C có xác nhận
- L/C chuyển nhượng
- L/C giáp lưng
- L/C tuần hoàn
- L/C dự phòng
- L/C đối ứng
- L/C có điều khoản đỏ
Nội dung của L/C là gì?
- Đầu tiên là số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C
- Tên loại L/C (có thể là hủy ngang, chứng nhận,…)
- Tên và địa chỉ của các bên có liên quan: người mở L/C, người hưởng lợi hay tên ngân hàng phát hành…
- Đề số tiền và loại tiền
- Thời hạn hiệu lực của L/C, thời hạn thanh toán, kèm thời hạn giao hàng
- Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng nào thuộc incoterm 2010 (CIF, CIP hay FCA,..), nơi giao hàng…
- Thông tin về hàng hóa: loại hàng, số lượng, trọng lượng, nhãn dán bao bì…
- Người hưởng lợi cần xuất trình những giấy tờ: hối phiếu, vận đơn, hóa đơn thương mại, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…
- Lời cam kết của ngân hàng mở L/C
- Nội dung khác
Lợi ích đến từ L/C là gì?
-
L/C là gì? Người xuất khẩu có những lợi ích gì?
–Nhà xuất khẩu được ngân hàng cam kết thanh toán đúng quy định, bất kể việc người nhập khẩu có trả hay không ⇒ tránh được rủi ro nhận hàng nhưng không thanh toán
– Hạn chế được tối đa việc chậm trễ chuyển chứng từ
– Được thanh toán đúng ngày, đúng hẹn. Ngay khi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành L/C, người xuất khẩu chỉ việc chờ đợi để lấy tiền.
– Được phép chiết khấu L/C cho một bên khác ⇒ chuyển nhượng rủi ro. Vì L/C có tính thanh khoản nhanh tuy nhiên phải đảm bảo rằng L/C sạch.
-
L/C là gì? Lợi ích đối với người nhập khẩu ra sao?
– Tránh được rủi ro chuyển tiền nhưng không nhận được hàng. Khi mua bán, giao dịch với những đối tác không uy tín, bạn nên sử dụng hình thức này để tránh cho bản thân những rủi ro không đáng có. Trong trường hợp nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ sạch, được ngân hàng bên nhà nhập khẩu chứng thực và chấp nhận phát hành thư tín dụng L/C nhưng hàng lại không có lúc này cả ngân hàng và nhà nhập khẩu sẽ phải chịu rủi ro. Vì thế việc sử dụng L/C sẽ giúp bạn giảm bớt đi rủi ro.
Còn đối với ngân hàng, L/C giống như một loại dịch vụ giúp họ thu được nhiều tiền hơn. Như vậy, bạn có thể hiểu được L/C là gì cũng như những lợi ích và đặc điểm của chúng.