Kiểm tra số liệu của bảng cân đối tài khoản là một bước rất quan trọng trong quá trình kiểm tra báo cáo tài chính. Bài viết này xin chia sẻ thế nào là bảng cân đối tài khoản và làm cách nào để tạo bảng cân đối tài khoản giúp hoàn thành chính xác số liệu để tránh những sai sót có thể xảy ra của người làm báo cáo tài chính phạm phải như nhầm lẫn do lượng số liệu cần ghi chép và tính toán lớn.
Table of Contents
Bảng cân đối tài khoản là gì?
Bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là bảng cân đối phát sinh được lập ra để kiểm tra, đối chiếu lại số liệu được ghi trong sổ sách, chứng từ để kiểm soát tính chính xác của số liệu trước khi lập bảng cân đối kế toán cũng như các nghiệp vụ kinh tế khác .
Xem thêm :
Cần phân biệt rõ bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối tài khoản giúp ta đánh giá được hoạt động của công ty ở mọi lĩnh vực qua những chi tiết được thể hiện trên bảng như số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ và phát sinh tài khoản của doanh nghiệp được sử dụng để hạch toán. Mặt khác bảng cân đối kế toán giúp các nhà quản trị có mức đánh giá chính xác về công ty qua số dư đầu và số dư tại thời điểm lập mà không có số phát sinh thêm.
Cách lập bảng cân đối tài khoản như thế nào?
Để lập được bảng cân đối tài khoản ta cần căn cứ vào bảng chữ T trên 2 cơ sở.
Thứ nhất, là tổng số dư nợ và tổng số dư có trong đó tổng số bên nợ phải bằng tổng bên có trong các cột Số dư đầu kỳ, Số dư cuối kỳ, số phát sinh trong kỳ ; nhìn vào hình dưới ta có thể thấy cột 3=4,5=6 và 7=8.
Thứ hai, số dư cuối kỳ phải bằng số dư đầu kỳ cộng phát sinh tăng trừ phát sinh giảm nghĩa là cột 7(8) =3(4)5(6). Đây là một lỗi quan trong mà thường bị kiểm tra, nếu không đúng theo phép tính trên thì chắc chắn có sai sót trong quá trình ghe ghép hoặc tính toán.
Trong bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là cân đối phát sinh sẽ bao gồm:
- Số: ghi số thứ tự của các tài khoản tương ứng
- Tài khoản: ghi tên( số hiệu tài khoản)
- Số dư đầu kỳ: ghi số dư đầu kỳ tương ứng với mỗi tài khoản. Nếu số dư đầu kỳ nợ thì ghi vào bên nợ và ngược lại.
- Số phát sinh trong kỳ: ghi lại tổng số phát sinh trong kỳ ứng với mỗi tài khoản tương ứng. nếu tổng phát sinh là nợ thì ghi vào bên nợ và ngược lại
- Số dư cuối kỳ: ghi số dư cuối kỳ tăng hay giảm tương ứng với mỗi tài khoản. số dư cuối kỳ nợ thì ghi vào bên nợ và ngược lại.
Trên đây là những chia sẻ về bảng cân đối tài khoản và cách lập bảng cân đối tài khoản. mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn tránh những sai sót không đáng có trong quá trình làm báo cáo. Bạn có thể theo dõi trang web để cập nhật những tin tức mới nhất về tài chính, kế toán phục vụ cho công việc và cuộc sống.