Bút toán là gì? Các loại bút toán cơ bản kế toán cần nắm rõ

but-toan-la-gi

Bút toán đây là khái niệm được sử dụng rất nhiều trong ngành kế toán. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một cách định nghĩa khác nhau về bút toán. Vậy đâu là cách giải thích chính xác nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến bút toán là gì và những thông tin liên quan đến bút toán.

Xem thêm :

Bút toán là gì?

Bút toán là một thuật ngữ chuyên được dùng trong kế toán. Bút toán chính là chỉ quá trình ghi nhận của những giao dịch trên phương diện về kinh tế,  hay tài chính phát sinh vào trong bên sổ kế toán. 

Trong một bút toán sẽ có rất nhiều hạng mục, và trong mỗi hạng mục sẽ thể hiện một định khoản “nợ” hoặc là một định khoản “có”. Bút toán được gọi là cân đối, khi mà tổng giá trị giữa định khoản nợ và định khoản có bằng nhau. 

Những hãng hạng mục duy nhất hoặc những hãng hạng mục lặp đi lặp lại nhiều lần đều có thể ghi nhận bút toán. 

but-toan-la-gi
Bút toán là gì?

Việc bạn nắm được bút toán là gì? một cách chi tiết, chính xác nhất, sẽ giúp cho công việc của bạn trở lên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Hướng dẫn ghi chép bút toán

Việc ghi chép bút toán có thể thực hiện bằng tay hoặc là các phần mềm trên máy tính. Đối với việc sử dụng phần mềm, mà trong đó là phần mềm kế toán thì bút toán sẽ được nhập vào là các số phụ, có nghĩa là các module khác nhau trong phần mềm như phải thu, phải trả sẽ tác động gián tiếp tới sổ cái.

Nếu bạn ghi chép bút toán bằng tay, thì phải ghi định khoản nợ vào bút toán đầu tiên, sau đó là định khoản có. Ở đây, việc phân biệt hai định khoản này chính là qua cách ghi. Bạn có thể trình bày định khoản có chếch sang bên phải, để có thể dễ phân biệt.

Các loại bút toán cơ bản mà kế toán cần nắm được thành thạo

Sau khi đã nắm rõ được bút toán là gì? chúng ta sẽ đi tìm hiểu về 3 loại bút toán cơ bản trong kế toán sau đây.

but-toan-la-gi-1
Các loại bút toán cần biết

Bút toán điều chỉnh 

Vào cuối mỗi kỳ kế toán, để đảm bảo được sự chính xác về doanh thu và chi phí thì bút toán điều chỉnh sẽ được thực hiện để điều chỉnh định khoản kế toán. Bút toán điều chỉnh có 5 loại sau:

  • Bút toán điều chỉnh khấu hao tài sản cố định: ( TSCĐ) với bút toán này sẽ sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, để điều chỉnh và phân bổ giá gốc của tài sản vào chi phí.
  • Bút toán điều chỉnh về doanh thu nhận trước: Các khoản này chính là tiền đặt trước của khách hàng và phải có giấy tờ cam kết về việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho họ. Đây được gọi là khoản nợ cần trả.
  • Bút toán điều chỉnh về doanh thu chưa thu: Ở đây là những khoản thu mà doanh nghiệp chưa thu được của khách hàng. Được gọi là khoản nợ phải thu.
  • Bút toán điều chỉnh chi phí trả trước:  Kế toán phải điều chỉnh các khoản đã phải chi ra.  Sẽ ảnh hưởng đến kết quả cũng như hiệu quả của các kỳ kinh doanh tiếp theo.
  • Bút toán điều chỉnh những chi phí thanh toán trước: Đây là những khoản phí phát sinh nhưng chưa được trả và được xử lý cùng với khoản nợ phải trả.

Bút toán kết chuyển

but-toan-la-gi-2
Thế nào là bút toán khóa sổ
  • Thực hiện các khoản giảm trừ doanh thu vào trong tài khoản doanh thu sẽ được các kế toán thực hiện vào cuối tháng, cuối quý và cuối năm. Những khoản doanh thu TK 511, 512, 515, 711 được gọi là kết chuyển bên “ có”. Còn TK 911 chính là tài khoản xác định kết quả bên “ nợ”.
  • Tài khoản chi phí TK 632,635,641,642,811,821 kết chuyển bên “nợ” vào tài khoản bên “ có” sẽ xác định kết quả kinh doanh TK 911.
  • Các loại chi phí không hợp lý được loại trừ và công vào phần thu nhập đã được tính thuế để xác định được doanh nghiệp phải nộp mức thể thu nhập là bao nhiêu.

Bút toán khóa sổ

Đối với bút toán này, sẽ được thực hiện vào cuối các kỳ kế toán, để làm căn cứ lập báo cáo tài chính. Kế toán cần làm:

  • Phân bổ các chi phí ngắn hạn và dài hạn cần phải trả trước, thực hiện khấu hao tài sản cố định.
  • Những khoản chi phí phát sinh tập hợp lại và tính giá thành
  • Những mặt hàng tồn kho, tài sản cố định hay quỹ tiền mặt cần kiểm kê lại. Đối chiếu cùng với sổ phụ ngân hàng, để xử lý các khoản thiếu, thừa chênh lệch.
  • Kiểm tra những khoản phát sinh chưa có đủ chứng từ, hóa đơn
  • Cần kiểm tra và đối chiếu công nợ, có những điều chỉnh kịp thời nếu thấy chênh lệch.
  • Về hàng tồn kho, nợ thu khó đòi, hay đầu tư tài chính cần lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng.
  • Thực hiện việc kết chuyên TK 133 và 3331 để thành 1 TK có số dư.

Trên đây, là những thông tin bút toán là gì? mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới trong ngành kế toán.

Giới thiệu Ana Wilson 93 bài viết
Xin chào, mình là chuyên viên kế toán và admin tại diễn đàn kế toán UEF. Mình sẽ đảm nhiệm các bài viết chuyên sâu về lính vực kế toán trên Wilsoninsight.com.