Ngày nay, kinh doanh trở thành một lĩnh vực sống còn của nền kinh tế. Để nhanh chóng làm giàu, người ta sẽ nghĩ ngay đến các phương thức thành lập doanh nghiệp. Để duy trì hoạt động của công ty, đòi hỏi người chủ phải biết cách sử dụng vốn lưu động sao cho hợp lý. Vậy vai trò của working capital là gì? Chúng ta cùng xem xét vấn đề này qua bài viết sau!
Xem thêm :
- Chiết khấu là gì? Thường thường được dùng trong lĩnh vực nào?
- Vốn điều lệ là gì? Những điều cần lưu ý về vốn điều lệ
Table of Contents
Working capital là gì?
Nhiều người thắc mắc: working capital là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong kinh doanh? Cách tính ra sao? Theo như định nghĩa của các nhà kinh tế học, working capital hay vốn lưu động chính là một thước đo giá trị của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của working capital là gì?
Vốn lưu động cho ta biết mức thanh khoản của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc đảm bảo cho vay và các chỉ số tài chính đầu tư khác. Nếu công ty có tài sản ngắn hạn bị giảm sút, ít hơn mức nợ phải trả. Nghĩa là vốn lưu động đang bị thiếu hụt.
Khi này doanh nghiệp sẽ rơi vào hoàn cảnh lao đao khi không có tiền để đầu tư thêm. Cách tốt nhất là đi vay tiền ở các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Trong trường hợp vốn lưu động nhiều, dư giả, doanh nghiệp có thể đầu tư thêm hoặc trả các khoản nợ đã vay trước đó.
Vậy một câu hỏi được đặt ra: nhiều vốn lưu động có chứng tỏ công ty đó đang hoạt động tốt hay không? Vậy ý nghĩa thực sự của working capital là gì? Với một số doanh nghiệp, có thể chỉ số vốn lưu động bị âm nhưng thực lực của công ty vẫn đang ở mức tốt.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc tiền nợ thanh toán của các nhà đại lý, khách hàng vẫn chưa hoàn tất. Nghĩa là các khoản vốn sẽ bị ẩn dưới dạng khác chứ không phải là tiền mặt.
Cách tính vốn lưu động chuẩn xác
Công thức tính working capital là gì? Để tính được giá trị này bạn phải áp dụng cách thức sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng hóa tồn kho, nguyên vật liệu, các khoản phải thu ngắn hạn hay các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,…
- Nợ ngắn hạn là những khoản phải trả tổ chức tín dụng ngắn hạn hoặc phải trả thu ngắn hạn cho khách hàng, lương công nhân, thậm chí là thuế…
Như vậy có rất nhiều yếu tố tác động đến giá trị của vốn lưu động. Working capital âm khi nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn.
Quản trị working capital là gì?
Quản trị working capital là cách điều chỉnh tài sản và nợ sao cho hợp lý. Để quản lý vốn lưu động một cách hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết kết hợp các yếu tố kinh doanh. Vậy những nhân tố working capital là gì?
- Đầu tiên là quản lý tiền mặt. Nghĩa là phải thống kê số dư cho phép doanh nghiệp chi trả các khoản phí hàng ngày. Bằng một cách nào đó, người quản trị phải tiết kiệm hết mức có thể các khoản chi tiêu để tăng vốn lưu động lên.
- Thứ hai là quản lý hàng tồn kho. Nếu các sản phẩm tồn kho quá nhiều nghĩa là tiền đang bị ứ đọng không có tính thanh khoản. Vì thế phải đẩy mạnh các khâu sản xuất cho ra thành phẩm sau đó tiêu thụ.
- Thứ ba là xác định và quản lý các khoản nợ. Nợ ở đây là những tài khoản mình đi vay và khoản phải thu của khách hàng. Nếu như để chúng bị âm quá nặng dẫn đến không có tiền để xoay vòng đầu tư, tái sản xuất.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn làm rõ vấn đề working capital là gì? Qua bài viết bạn đã có thể tự định hình được cho mình cách quản trị vốn sao cho hợp lý. Để theo dõi thêm nhiều bài viết bổ ích mời bạn truy cập web: https://wilsoninsight.com/